Biện pháp cải thiện chất lượng giấc ngủ cho người lớn tuổi

5/5 - (1 bình chọn)

Mất ngủ hay thiếu ngủ là một triệu chứng của rối loạn giấc ngủ thường gặp ở người cao tuổi. Nhiều người lớn tuổi thường than phiền khó ngủ và thường xuyên tỉnh giấc giữa đêm. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất ngủ này như gặp các bệnh mãn tính như đau khớp, dậy đi vệ sinh nhiều lần trong đêm… Nếu gia đình bạn có người cao tuổi đang gặp khó khăn trong giấc ngủ thì nên áp dụng một vài phương pháp hữu dụng được gợi ý trong bài viết này. Cùng Demdlavish.vn tìm hiểu ngay cách cải thiện chất lượng giấc ngủ cho người lớn tuổi.  

sức khỏe người lớn tuổi

Giấc ngủ có vai trò quan trọng với sức khỏe người lớn tuổi

Vai trò quan trọng của giấc ngủ với người cao tuổi

Khi ngủ là lúc cơ thể con người được thư giãn nghỉ ngơi, mọi cơ thể cần thời gian để phục hồi những tổn thương, tái tạo năng lượng, phục hồi sức khỏe cơ bắp. Cuộc đời mỗi người có đến ⅓ thời gian dành cho giấc ngủ. Vậy nên giấc ngủ có vai trò quan trọng đối với sức khỏe và tinh thần của con người. Khi về già cơ thể lão hóa dần thì một giấc ngủ ngon sẽ có tác dụng rất lớn: 

  • Một giấc ngủ sâu và ngon giúp tăng cường trí nhớ, cải thiện sự tập trung. Từ đó giúp giảm tình trạng gặp bệnh mất trí nhớ ở người lớn tuổi. 
  • Một giấc ngủ sâu sẽ là khoảng thời gian thuận lợi để cơ thể được phục hồi những tổn thương đồng thời tăng cường hệ miễn dịch và giảm tình trạng bệnh tật. 
  • Người cao tuổi có chất lượng giấc ngủ thấp, cùng với đó là khả năng trằn trọc  nên có nguy cơ cao gặp các bệnh như trầm cảm, mất trí nhớ ngắn hạn và thường xuyên gặp chứng rối loạn giấc ngủ. 
  • Mất ngủ thường xuyên khiến cơ thể suy giảm hệ miễn dịch và tăng khả năng mắc các bệnh tim mạch, béo phì, tiểu đường.
  • Thời gian ngủ đủ giấc sẽ thay đổi theo lứa tuổi và mỗi người có nhu cầu ngủ khác nhau. Cụ thể với người trưởng thành thời gian ngủ đủ mỗi ngày từ 7,5h-9h mỗi ngày. Càng lớn tuổi thì số lượng giờ ngủ càng giảm đi, với người cao tuổi chỉ có nhu cầu ngủ đủ từ 6-8h mỗi ngày. Ngủ đủ giấc làm tinh thần trở nên sảng khoái, phấn chấn sau mỗi sáng thức dậy. 

Các nguyên nhân người cao tuổi thường mất ngủ

Các vấn đề sinh lý

  • Thường xuyên đi tiểu ban đêm: Với người cao tuổi thì các bộ phận trở nên lão hóa chức năng bài tiết bị rối loạn. Nên trong đêm ngủ, người già thường xuyên phải dậy để đi vệ sinh nhiều lần làm ảnh hưởng chất lượng giấc ngủ. 
  • Sức khỏe yếu và mắc một số bệnh: Phần lớn người cao tuổi sẽ mắc một số loại bệnh và đây là nguyên nhân gây nên những triệu chứng không tốt cho giấc ngủ hàng ngày. Điều này làm rối loạn và ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giấc ngủ mỗi ngày. 
  • Liên quan đến các loại bệnh cơ xương khớp như thoái hóa khớp, loãng xương. Họ thường xuyên phải chịu những cơn đau về đêm hoặc gần sáng. Nên thường xuyên mất ngủ và khó để ngủ tiếp. 

Các vấn đề tâm lý khác 

Người cao tuổi có tâm lý nhạy cảm, tâm trạng thất thường và rất dễ bị ảnh hưởng bởi những tác động bên ngoài. Trong ngày mà gặp chuyện không vui thì họ luôn cảm thấy muộn sầu, trằn trọc, cô đơn,… Nếu vấn đề không được giải tỏa thì họ sẽ ôm cả những lo lắng muộn sầu đó khi đi ngủ. Vậy nên thật dễ hiểu khi chất lượng giấc ngủ của người cao tuổi luôn bị ảnh hưởng, tâm trạng bất an và thường xuyên tỉnh giấc giữa đêm. 

Xem thêm: Bật Mí Các Sự Thật Giúp Bạn Hiểu Về Giấc Ngủ

Giải pháp nâng cao chất lượng giấc ngủ cho người cao tuổi

Các biểu hiện như thời gian  ngủ rút ngắn hơn, chu kỳ chuyển động mắt nhanh hơn bình thường là một trong số những biểu hiện bình thường của sự lão hóa. Tuy nhiên nếu trình trạng rối loạn giấc ngủ kéo dài, chất lượng ngủ thấp thì bạn nên áp dụng một số những phương pháp dưới đây để cải thiện chất lượng giấc ngủ. 

người già chăm sóc sức khỏe

Người lớn tuổi tập thể dục thể thao tăng cường sức khỏe

  • Hạn chế uống nước quá nhiều trước 2 giờ đồng hồ khi đến giờ ngủ để giảm thiểu tình trạng đi vệ sinh đêm nhiều lần.
  • Nếu người thân trong gia đình bạn thường xuyên gặp tình trạng khó ngủ do những cơn đau nên được đưa đến các cơ quan y tế thăm khám để bác sĩ kê đơn giảm đau uống trước khi ngủ. 
  • Tạo môi trường ngủ lành mạnh bằng việc hạn chế các loại ánh sáng trong phòng, nên để phòng ngủ có không gian tối vừa đủ. Hạn chế các loại ánh sáng xanh phát ra từ màn hình máy tính, tivi hoặc điện thoại. 
  • Đối với người cao tuổi không nên uống nhiều cà phê trước khi đi ngủ điều này gây ảnh hưởng trực tiếp đến giấc ngủ hàng ngày. 
  • Để đảm bảo số lượng về giờ ngủ và không làm gián đoạn giấc ngủ, người lớn tuổi nên hạn chế ngủ trưa và nên chợp mắt khoảng 15-30 phút. 
  • Tăng cường thời gian tập thể dục mỗi ngày: Cơ thể người lớn tuổi không còn được dẻo dai và vận động dễ dàng như trước. Tuy nhiên vẫn nên tăng cường vận động hàng ngày. Cụ thể như việc đi bộ quanh nhà mỗi ngày 30 phút hoặc có thể kết hợp việc nhà để tăng cường vận động như: chiều hoặc trước khi ăn cơm tối vận động nhẹ nhàng như: tưới cây, dọn dẹp nhà cửa, đi bộ cầu thang…
  • Không nên suy ngẫm quá nhiều trước khi đi ngủ: Nhiều người lớn tuổi vẫn duy trì thói quen làm một số công việc trí óc trước khi ngủ hoặc lên giường nằm ngủ vẫn còn mãi suy ngẫm về các câu chuyện trong ngày hoặc liên quan đến công việc. Đây là thói quen gây nhiều tác hại đối với giấc ngủ hàng ngày. Bởi hoạt động trí óc hoặc làm việc quá nhiều thì khiến não khó đi tập trung vào giấc ngủ. Vậy nên trước khi ngủ hãy để cho đầu óc được thả lỏng và thư giãn đầu óc để não được nghỉ ngơi và dễ dàng có giấc ngủ ngon và sâu hơn.  
  • Nếu người thân của bạn thường xuyên gặp các vấn đề như khó ngủ do không tìm được tư thế nằm thích hợp hoặc đau nhức xương sống thì bạn có thể thay đổi một chiếc đệm mới để tăng cường khả năng nâng đỡ cơ thể đồng thời thúc đẩy quá trình lưu thông máu và khả năng thoáng khí.

Mong rằng với những thông tin hữu ích trên đây giúp bạn tìm kiếm được nguyên nhân gây nên tình trạng mất ngủ của người thân và biện pháp cải thiện chất lượng giấc ngủ cho người lớn tuổi để xử lý cho phù hợp nhất.